Uncategorized

Giải pháp giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn sau khi ốm dậy

Sau khi ốm, cơ thể bé mệt mỏi xanh xao, bé thường biếng ăn và bị sút cân. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa còn đang trong quá trình hồi phục và giảm hoạt động gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé.

Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng sau khi ốm khiến phụ huynh lo lắng

Tình trạng thường gặp ở trẻ sau khi ốm

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, do đó tình trạng ốm vặt thường xảy ra, đây là mối quan tâm lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh. Sau mỗi đợt ốm dậy, các cơ quan bao gồm hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hồi phục, cơ thể vẫn còn mệt mỏi, bé trông yếu ớt, kém năng động và thiếu sức sống hơn hẳn so với bình thường. Đa số trẻ em sau khi ốm dậy đều hấp thu dinh dưỡng kém và sụt cân.

Cách chăm sóc bé phục hồi nhanh sau khi ốm

Sau mỗi đợt trẻ ốm, bố mẹ luôn cố tìm mọi cách để con phục hồi sức khỏe nhanh chóng, nhất là chuẩn bị nhiều thức ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, cơ thể mệt mỏi khiến trẻ không muốn ăn, biếng ăn và ăn rất ít hoặc ăn nhưng cũng không hấp thu được tốt. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa vẫn còn hoạt động kém sau bệnh, chẳng hạn như giảm các cử động nhào trộn, giảm bài tiết enzyme tiêu hóa.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng thường xảy ra trong vòng vài ngày sau mỗi đợt trẻ bệnh. Lúc này điều quan trọng là bố mẹ cần nhanh chóng tìm giải pháp hỗ trợ con hấp thu tốt hơn, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và nhanh chóng hồi phục sau đợt ốm.

Chế độ ăn uống khoa học cho trẻ sau khi ốm, bố mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ kém hấp thu
  • Chia nhỏ các bữa ăn giúp cơ thể bé hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn và không gây hại cho dạ dày;
  • Cho trẻ ăn những món ăn dạng lỏng, dễ tiêu nhưng vẫn đủ dinh dưỡng để cơ thể của trẻ mau hồi phục sau khi bệnh. Một số loại thực phẩm dễ tiêu mà cha mẹ cần cung cấp cho trẻ như cháo, canh, súp,…
  • Giúp bé tăng cân nhanh chóng, cần bổ sung thực phẩm giàu chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày cho bé như thịt, cá, sữa, trứng, các loại đậu,…
  • Không cố ép con ăn gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, lựa chọn món ăn theo sở thích của bé để kích thích khẩu vị, tạo cảm giác hứng thú giúp bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý thức ăn đảm bảo lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày, tạo mọi điều kiện và khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất, vận động tăng cường sức khỏe;
  • Bổ sung nước cam, sữa chua, vitamin C và kẽm để tăng cường sức đề kháng.

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, bố mẹ cần bổ sung enzyme tiêu hóa giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng, đồng thời tạo cho trẻ cảm giác nhanh đói, thèm ăn, bớt đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *